Cách tăng tốc cho MAC OS X với những bước đơn giản

Ngày đăng:
Lượt xem: 6224

Tăng tốc cho máy MAC OS X: Không thể bỏ qua

Mac OS X là một cải tiến tuyệt vời của Apple với hệ thống chạy ổn định, tốc độ cao, được người dùng đánh giá rất tốt. Chính vì vậy, người sử dụng không cần cài lại hệ điều hành thường xuyên. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng, bất cứ hệ điều hành nào cũng trở nên chậm chạp hơn. Đối với OS X thì biểu tượng chờ bảy màu xuất hiện báo hiệu hệ điều hành bị “quá tải” dẫn đến việc sử dụng các tác vụ khó khăn, truy cập internet mất nhiều thời gian, … Nguyên nhân và cách tăng tốc cho Mac OS X của bạn?

Biểu tượng báo hiệu MAC OS X chậm chạp

1. Nguyên nhân khiến MAC trở nên “rùa bò”?

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chiếc máy Mac của bạn trở nên chậm chạp, gây khó khăn, mất thời gian trong quá trình sử dụng. Một trong số những nguyên chủ yếu sau đây:

- Nguyên nhân đầu tiên: máy được sử dụng trong một thời gian dài, ổ đĩa bị đầy làm cho các hoạt động thông thường của OS X bị chậm hẳn so với thông thường.

- Tiếp theo là nguyên nhân đến từ các phầm mềm  crash (bị đóng và bị lỗi) làm cho  các tập tin tạm thời của hệ thống OS X bị ảnh hưởng gây ra tình trạng giảm hiệu năng hoạt động của máy.

- Những phần mềm cũ không hoạt động vẫn tồn tại tiến trình chạy nền làm máy chậm

- Dung lượng RAM bị chật cứng, dẫn đến máy trở nên “quá tải”

- Nếu máy tính của bạn đang trở nên chậm chạp, hãy thử những cách sau đây để tăng tốc trở lại cho nó, giúp bạn có lại được công cụ hỗ trợ đắc lực, hiệu quả.

2. Giảm bớt dung lượng lưu trữ trong máy

- Việc đầu tiên cần làm là kiểm tra dung lượng ổ lưu trữ trên máy bằng cách vào About this Mac => đi đến Storage => bạn sẽ thấy được chi tiết về dung lượng của từng lưu trữ trong máy chiếm bao nhiêu phần trăm => quyết định xem nên xóa bỏ bớt nội dung nào không cần thiết

Kiểm tra dung lượng lưu trữ trên máy

 

- Có thể sử dụng công cụ hỗ trợ việc làm sạch hệ thống của bạn như Clean my Mac 2 (tìm kiếm và xóa tập tin tạm, xóa các trình nền của app đã gỡ bỏ...), Gemini (tìm tập tin trùng lặp và xóa).​

3. Xây dựng lại một cấu trúc thư mục hệ thống mới và dọn dẹp bộ nhớ tạm thời

- Bản thân Mac đã được tích hợp khả năng Safe Boot (giúp giải quyết vấn đề lệch giữa danh sách tập tin được lưu trên ổ HDD/ SSD của máy so với số lượng tập tin thực tế có trong máy). Safe Boot sẽ giúp bạn kiểm tra lại toàn bộ ổ cứng của bạn. Nếu có sự “lệch tập tin”, nó sẽ tự chỉnh lại cho khớp giữa các file thực tế với cấu trúc thư mục trong máy. Đồng thời, những tập tin tạm và dữ liệu rác cũng sẽ bị xóa đi trả lại một hệ thống sạch sẽ.

- Cách dùng Safe Boot: Shut down máy => nhấn nút nguồn để máy khởi động => nhấn Shift ngay khi nghe thấy tiếng máy chạy => bỏ phím Shift ra khi logo Apple và thanh chạy màu xám hiện lên => thanh chạy chạy hết là vào được OS X => Restart lại máy là xong.

Đợi máy load xong để khởi động lại

 

- Nếu máy bị lỗi quá nhiều có thể dùng DiskWarrior để sửa chữa cấu trúc hệ thống ở mức cao hơn

- Dùng Disk Utility để “repair permissions”, nhưng cách này với các OS X mới thì không còn phát huy tác dụng nữa

4. Xóa bớt các ứng dụng được khởi chạy khi khởi động Mac OS X

- Việc nhiều ứng dụng được chọn để khởi động cùng Mac OS X sẽ khiến tốc độ của máy giảm đi đáng kể. Vì vậy, ngoài những ứng dụng thực sự cần thiết như Unikey, Music manager…những ứng dụng không phải lúc nào cũng sử dụng liên tục như Skype, Yahoo,…bạn hãy bỏ chọn bằng việc nhấp chuột vào  System Preferences => Users & Groups => Login Items => nhấn chuột vào biểu tượng ổ khóa góc trái màn hình để unlock => bỏ chọn những ứng dụng không muốn chạy cùng OS X. Nếu không muốn những ứng dụng này xuất hiện ở mục Login Items bạn nhấn dấu trừ ở phía dưới để loại bỏ hoàn toàn chúng.

Bỏ đi những tác vụ không cần thiết

 

4. Xóa bớt các Internet Plugin không cần thiết

- Đây cũng chính là nguyên nhân làm máy của bạn chậm chạp. Hãy kiểm tra xem  những plugin nào không còn dùng đến và xóa chúng nó để giảm gánh nặng cho Mac bằng cách kiểm tra 2 thư mục sau đây:

+  Macintosh HD => Library => Internet Plug-Ins

+  Macintosh HD => Users => Thư mục Home của bạn => Library => Internet Plug-Ins

=> Sau đó chọn những plugin không dùng đến và xóa đi

Xóa những plugin không dùng đến

5. Quản lý RAM hoặc tăng dung lượng RAM

Quản lý chặt chẽ dung lượng RAM

 

- Quản lý RAM là biện pháp đầu tiên nên nghĩ đến, bằng những cách sau:

          + Thoát hẳn ra khỏi các ứng dụng không còn sử dụng bằng cách vào menu tên ứng dụng => chọn Quit (thoát ra). Lưu ý là phải làm như vậy mới thoát hẳn được app, nếu chỉ nhấn nút nhân màu đỏ thì chỉ là đóng tạm thời app.

          + Đơn giản nhất là Restart lại máy tính nếu thấy máy chậm chạp. Cách này vừa nhanh vừa hiệu quả khi máy tính gặp trục trặc

          + Chỉ mở những tab và file tài liệu mà bạn cần dùng, dùng xong hãy đóng lại. Dùng quá nhiều tab và mở quá nhiều file cùng lúc cũng là nguyên nhân làm máy trở nên chậm chạp

 - Nếu đã thực hiện việc quản lý RAM triệt để mà máy vẫn chậm thì hãy đầu tư để tăng dung lượng RAM. Tuy nhiên tăng dung lượng RAM chỉ dành cho các máy Mac Book Pro, còn Mac Book Air và Pro Retina thì không thể vì RAM được hàn chết trên bo mạch chủ.

6. Cài lại hệ điều hành để tăng tốc máy? Nên hay không?

- Cũng có thể xem đây là một cách để máy đỡ chậm, tuy nhiên cách này vừa mất thời gian, vừa làm gián đoạn công việc, mà đôi khi hiệu quả đạt được cũng không như mong muốn. Quan trọng là bạn phải thay đổi thói quen sử dụng bằng cách giảm thiểu việc lưu trữ những thứ không cần thiết và mở những app cần dùng chứ không phải toàn bộ. Nếu đã thử tất cả những cách dùng để dọn dẹp hệ thống mà vẫn không được mới nghĩ đến việc cài lại máy nhé!  

Điều quan trọng nhất là phải trở thành một người dùng thông thái. Hãy quản lí thiết bị của mình thật tốt để đảm bảo tốc độ cũng như tuổi thọ của nó!

Gợi ý cho bạn